Công chứng và chứng thực khác nhau như thế nào?

Là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại mà theo quy định pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
Có thể hiểu ngắn gọn việc chứng thực thường do quyền hạn của bộ phận tư pháp tại các xã phường, hay phòng tư pháp. Còn công chứng có phạm vi rộng hơn và do các văn phòng công chứng đảm nhiệm.
Về giá trị pháp lý:
Về công chứng: Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.
Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.
 Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.
Còn chứng thực: Bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
 Chữ ký được chứng thực có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.
Hợp đồng, giao dịch được chứng thực có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
Về bản chất:
Văn bản công chứng: Bảo đảm nội dung của một hợp đồng, một giao dịch, công chứng viên chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch đó và qua việc bảo đảm tính hợp pháp để giảm thiểu rủi ro. Việc công chứng mang tính pháp lý cao hơn.
Còn văn bản chứng thực: Chứng nhận sự việc, không đề cập đến nội dung, chủ yếu chú trọng về mặt hình thức.
 
Để được hỗ trợ thêm xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH HOÀNG MINH LUẬT
Điện thoại : 0912.197.669
Website: http://hoangminhluat.com/
Email: [email protected]
Địa chỉ: Số 91, ngõ 12 phố Đào Tấn, P.Cống Vị, Q.Ba Đình, TP.Hà Nội


CẢM NHẬN CỦA BẠN

ĐỐI TÁC

  • Qc1
  • Qc2
  • Qc3
  • Qc4
  • Qc5