Thủ tục thay đổi con dấu công ty

  1. Các trường hợp thay đổi con dấu
Thay đổi tên công ty
Thay đổi mã số thuế doanh nghiệp
Thay đổi địa chỉ công ty khác quận
Thay đổi hình thức con dấu
Thay đổi dấu do hỏng, mòn méo, không còn giá trị sử dụng

  1. Hồ sơ thay đổi con dấu
Văn bản đề nghị của công ty
Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế của công ty
Giấy chứng nhận mẫu dấu của con dấu cũ
Chứng minh nhân dân/ Thẻ căn cước người đại diện theo pháp luật

  1. Trình tự thủ tục thay đổi con dấu
  • Doanh nghiệp nộp một bộ hồ sơ đến phòng  đăng ký kinh doanh thuộc  Sở kế hoạch đầu tư. Hồ sơ khi nộp sẽ được xử lý ngay trong 1-2 ngày.
  • Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ viết giấy biên nhận hẹn trả dấu trao cho người nộp
  • Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.
  • Người nhận đưa giấy biên nhận hoặc giấy hẹn của cơ sở khắc dấu cán bộ trả kết quả viết phiếu thu lệ phí cấp giấy chứng nhận mẫu dấu. Người nhận đem phiếu đến nộp tiền cho cán bộ thu lệ phí và nhận biên lai thu tiền. Cán bộ trả kết quả kiểm tra biên lai nộp lệ phí và yêu cầu ký nhận, giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu cho người đến nhận kết quả.
• Trước khi  thay đổi, thay đổi số lượng con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện đặt trụ sở để đăng tải thông báo về mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Nội dung thông báo bao gồm:
a) Tên, mã số, địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp hoặc chi nhánh hoặc văn phòng đại diện;
b) Số lượng con dấu, mẫu con dấu, thời điểm có hiệu lực của mẫu con dấu.
Khi nhận thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
 Phòng Đăng ký kinh doanh không chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác, hợp pháp, phù hợp thuần phong mỹ tục, văn hóa, khả năng gây nhầm lẫn của mẫu con dấu và tranh chấp phát sinh do việc quản lý và sử dụng con dấu.
Trường hợp doanh nghiệp đã được cấp thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện mới thì thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện của các lần trước đó không còn hiệu lực.

  1. Các hạn chế trong quy định về con dấu của công ty(doanh nghiệp)
Pháp luật hiện han đã có một bước đột phá khi quy định: “ doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp”. Tuy nhiên nếu thực hiện đúng quy định này thì dẫn đến một vướng mắc lớn đó là doanh nghiệp tư nhân vì không có điều lệ nên không thể thực hiện được yêu cầu về quản lý, sử dụng con dấu của Luật doanh nghiệp.
Về số lượng của con dấu: Quyền quyết định số lượng của con dấu cũng đã dẫn đến cách hiểu có thể ấn định số lượng con dấu bằng không, tức là không cần phải có con dấu doanh nghiệp. Chính vì vậy nhiều người hiểu nhầm về việc doanh nghiệp có thể bỏ con dấu là do những quy định trong Luật không rõ ràng. Ngoài ra, hình thức của con dấu cũng đang  rõ ràng, neus hiểu chặt chẽ đúng theo quy đinh “mỗi doanh nghiệp chỉ có một mẫu con dấu thống nhất về nội dung, hình thức và kích thước thì không được.”
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về thủ tục thay đổi con dấu của công ty. Quy định về con dấu hiện nay còn nhiều cách hiểu sai dẫn đến sự lung túng cho các doanh nghiệp. Vì vậy cần những quy định chi tiết hơn nữa về con dấu để thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp.

Để được hỗ trợ thêm xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH HOÀNG MINH LUẬT
Điện thoại : 0912.527.089
Website: http://hoangminhluat.com/
Email: [email protected]


CẢM NHẬN CỦA BẠN

ĐỐI TÁC

  • Qc1
  • Qc2
  • Qc3
  • Qc4
  • Qc5