THỪA KẾ ĐỐI VỚI DI SẢN LÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT CHƯA CÓ GIẤY CHỨNG NHẬN

THỪA KẾ  ĐỐI VỚI DI SẢN LÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT CHƯA CÓ GIẤY CHỨNG NHẬN


Quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hiện nay là một trong những di sản thừa kế phổ biến được người quá cố để lại. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, di sản này lại chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận, nghĩa là về mặt pháp lý, pháp luật chưa thừa nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất này là tài sản của người quá cố để lại thừa kế nên chưa xác định được đây có phải là di sản thừa kế hay không. Trong khi đó, việc phân chia thừa kế đối với quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất này chỉ đặt ra khi xác định được đây là di sản thừa kế. 
Vì vậy, khi di sản thừa kế là quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chưa có Giấy chứng nhận thì thủ tục phân chia di sản thừa kế giải quyết thế nào là câu hỏi được nhiều người đặt ra.

Đối với trường hợp không có tranh cấp giữa những người thừa kế:
Đất đai, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận khi đủ điều kiện theo quy định tại Điều 101 Luật đất đai 2013. Tuy nhiên, người để lại di sản mất khi chưa làm thủ tục cấp giấy chứng nhận nên những người thừa kế của người để lại di sản sẽ tiến hành làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận. 
Trước tiên những người thừa kế phải tiến hành khai nhận hoặc phân chia di sản thừa kế nếu không có di chúc, di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người hoặc di chúc không hợp pháp. Lập văn bản khai nhận di sản nếu những người nhận thừa kế muốn sở hữu chung di sản thừa kế cùng quản lý và sử dụng hoặc văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế nếu những người nhận thừa kế muốn di sản thừa kế được chia cụ thể cho từng người, trong những văn bản đó có thể có nội dung liên quan đến việc ủy quyền cho một người thừa kế thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận.
Tiếp theo, người thừa kế được ủy quyền này sẽ đến Uỷ ban nhân dân xã/phường để xác nhận về việc sử dụng đất ổn định, lâu dài không có tranh chấp/ đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch. Khi đã có văn bản xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã/phường thì bạn có thể nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để xin cấp Giấy chứng nhận. 
 
Đối với rường hợp có tranh chấp giữa những người thừa kế:
 Những người thừa kế không thể tự thỏa thuận phân chia di sản dẫn đến phát sinh tranh chấp thì các bên có quyền khởi kiện thành một vụ án tranh chấp về thừa kế tài sản lúc này vụ án sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án theo loại việc: “Tranh chấp về thừa kế tài sản” (theo khoản 5 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)
Khi đã có bản án, quyết định của Tòa án, người thừa kế được xác định có phần quyền đối với di sản nêu trên có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thừa nhận quyền sử dụng đất của mình và xác lập quyền của người sử dụng đất bằng việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu tương ứng với phần mà nội dung bản án, quyết định của tòa án đã tuyên. Bản án, quyết định của Tòa án là căn cứ để đất chưa có Giấy chứng nhận quyền sử đất được cấp sổ lần đầu cho những người thừa kế.
Sau đó, người thừa kế có quyền đối với di sản nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận tại cơ quan có thẩm quyền kèm theo bản án, quyết định của Tòa án để làm cơ sở chứng minh cho yêu cầu xin cấp sổ. Quy định trên được ghi  nhận tại khoản 3 Điều 100 Luật Đất đai 2013.
 


Để được hỗ trợ thêm xin vui lòng liên hệ:
 

CÔNG TY TNHH HOÀNG MINH LUẬT
Điện thoại : 0912.527.089
Website:
 http://hoangminhluat.com/
Email: [email protected]
Địa chỉ: Số 91, ngõ 12 phố Đào Tấn, P.Cống Vị, Q.Ba Đình, TP.Hà Nội

CẢM NHẬN CỦA BẠN

ĐỐI TÁC

  • Qc1
  • Qc2
  • Qc3
  • Qc4
  • Qc5