Nhóm công ty theo quy định của pháp luật Việt Nam

Quy định của pháp luật về nhóm công ty

Pháp luật Việt Nam quy định về nhóm công ty tại chương VIII Luật doanh nghiệp 2014 từ điều 188 đến điều 191.

Theo đó, nhóm công ty được hình thành dựa trên sự liên kết giữa các công ty nhằm phát triển hoạt động của từng công ty thành viên, đảm bảo được vị thế cạnh tranh và phân tán rủ ro, sự liên kết này chỉ là liên kết về số lượng chứ không phải liên kết về vốn. Các công ty độc lập, nhân danh chính mình để thực hiện các hành vi liên kết.. Tuy nhiên trong một số trường hợp do những điều kiện cạnh tranh cũng ảnh hưởng tới tính tự nguyện liên kết. Quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế sẽ buộc các thành viên phải liên kết với nhau nhằm tạo lập, duy trì, phát triển tối đa các nguồn lực của doanh nghiệp để nâng cao khả năng cạnh tranh trước áp lực của thị trường.  Dựa trên tính chất ngành nghề, các nhóm công ty được phân chia thành:

-        Nhóm công ty liên kết theo chiều ngang ( cùng một ngành nghề kinh doanh) hình thức liên kết này có thể bị kiểm soát bới luật cạnh tranh.Các công ty hoạt động trong cùng một ngành nghề tham gia cổ phần góp vốn với nhau hoặc thỏa thuận phân chia thị trường, kiêm soát sự gia nhập của các công ty bên ngoài.

-        Nhóm công ty liên kết theo chiều dọc (giữa các doanh nghiệp trong cùng 1 dây chuyền sản xuất, công nghệ trong đó mỗi công ty thực hiện một giai đoạn, cùng phân công hợp tác).

-        Nhóm công ty liên kết hỗn hợp (vừa theo chiều ngang vừa theo chiều dọc). Các công ty có sự liên kết hợp tác để cùng hoàn thành 1 sản phẩm.

Nhóm công ty không có tư cách pháp nhân, mà chỉ là sự liên kết giữa các pháp nhân độc lập. Nhóm công ty là tập hợp của nhiều công ty, mỗi công ty là một chủ thể với năng lực pháp lý đầy đủ, nhân danh chính mình thực hiện các quan hệ pháp luật. Sự tập hợp các công ty tạo thành nhóm không hướng đến việc hình thành một tổ chức kinh tế tham gia thị trường mà thực hiện quá trình nhằm tối đa hóa lợi ích của từng công ty kinh doanh độc lập. Vì vậy nhóm công ty không có tư cách pháp nhân, sự vận hành của nhóm công ty chính là sự vận hành của các công ty thành viên.

Nhóm công ty không có tài sản riêng. Các công ty thành viên không góp vốn để tạo thành nhóm công ty, không tạo thành pháp nhân mới, không thực hiện nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu tài sản cho nhóm công ty, do đó nhóm công ty không có tài sản riêng. Các công ty thành viên chỉ đóng góp tài chính để duy trì bộ máy quản trị, điều hành hoạt động của nhóm công ty.

  Hiện nay nhóm công ty ở nước ta tồn tại dưới các mô hình:

-        Công ty mẹ- công ty con;

-        Tập đoàn kinh tế (nhà nước và tư nhân);

-        Các hình thức khác.   

Mọi thắc mắc cần giải đáp, vui lòng liên hệ:

VĂN PHÒNG LUẬT CÔNG CHỨNG
Điện thoại : 0912.527.089
Website: luatcongchung.vn
Email: [email protected]
Địa chỉ: Số 15, ngõ 379 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội

CẢM NHẬN CỦA BẠN

ĐỐI TÁC

  • Qc1
  • Qc2
  • Qc3
  • Qc4
  • Qc5